Những bệnh trẻ rất dễ gặp khi thời tiết chuyển lạnh

Danh mục: Các bệnh 11/12/2024 169 lượt xem

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tùng, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đã đưa ra khuyến cáo cho cha mẹ về một số bệnh phổ biến mà trẻ em dễ mắc phải khi chuyển sang thời tiết lạnh. Dưới đây là những bệnh cha mẹ cần lưu ý: Cảm lạnh thông…

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tùng, Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đã đưa ra khuyến cáo cho cha mẹ về một số bệnh phổ biến mà trẻ em dễ mắc phải khi chuyển sang thời tiết lạnh. Dưới đây là những bệnh cha mẹ cần lưu ý:

Cảm lạnh thông thườngCảm lạnh là bệnh nhiễm siêu vi, biểu hiện qua sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho, hoặc đau đầu. Trẻ có thể bị sốt nhẹ trong giai đoạn đầu. Cảm lạnh có thể xảy ra quanh năm nhưng thường xuất hiện nhiều vào mùa đông, do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Các triệu chứng thường nặng hơn trong 3-5 ngày đầu và có thể mất khoảng 7-10 ngày để hết hoàn toàn.

Cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là các vùng tay, chân, ngực, đầu và cổ; cho trẻ uống nước ấm, tránh đồ lạnh và bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin C từ hoa quả và rau xanh.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) / Viêm phế quản

Viêm phế quản là một nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Các triệu chứng bao gồm nghẹt mũi, ho, sốt nhẹ và thở khò khè. Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân phổ biến gây viêm phế quản, mặc dù các virus khác cũng có thể gây bệnh. Triệu chứng bệnh thường giống cảm lạnh trong giai đoạn đầu, sau đó có thể tiến triển thành khó thở, khò khè và mất nước.

Hầu hết các trẻ có thể điều trị tại nhà, nhưng nếu trẻ khó thở hoặc mất nước, cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện.

Cảm cúm

Cúm thường khởi phát đột ngột với sốt cao, ho, đau họng, đau đầu và đau nhức cơ. Sốt có thể kéo dài đến 5 ngày. Hiện có các thuốc kháng virus giúp rút ngắn thời gian mắc bệnh, nhưng cần được sử dụng sớm và chủ yếu dành cho trẻ có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi đi học, biểu hiện bằng đau họng, đau đầu và đau dạ dày, kèm theo sốt cao hoặc nôn mửa. Bệnh thường không đi kèm với triệu chứng như cảm lạnh hoặc ho và có thể điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. Trẻ cần ở nhà cho đến khi hết sốt 24 giờ và đã sử dụng kháng sinh.

Viêm thanh quản

Viêm thanh quản thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm, kèm theo tiếng thở khò khè. Trẻ bị ho nhẹ có thể chăm sóc tại nhà. Để làm giảm triệu chứng, cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với không khí khô mát hoặc không khí nóng ẩm. Trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị khí dung và dùng steroid.

 Viêm phổi

Không giống các bệnh mùa đông thông thường khác, viêm phổi thường do vi khuẩn gây ra và có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Bệnh có thể bắt đầu từ một cơn cảm lạnh nhưng sau đó diễn tiến xấu hơn, hoặc ban đầu có vẻ như đã thuyên giảm nhưng sau đó lại nặng trở lại. Nếu trẻ cảm thấy sốt cao và ho nặng hơn sau vài ngày cảm lạnh, có thể đây là dấu hiệu của viêm phổi và cần đưa trẻ đi khám.

Cha mẹ cần chú ý giữ gìn sức khỏe cho trẻ trong những tháng lạnh và thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị.

Nguồn: https://nguoiduatin.vn/nhung-benh-tre-rat-de-gap-khi-thoi-tiet-chuyen-lanh-204240912061808084.htm