Bệnh nhân trầm cảm thường được mô tả là những người thường xuyên tỏ ra buồn, u uất, thu mình trước xã hội, có tâm lý buông bỏ, thậm chí là có ý tưởng và hành vi tự làm hại bản thân.
Nhưng loại trầm cảm họ mô tả trong bài công bố trên JAMA Network Open – “dán nhãn kiểu sinh học nhận thức” – lại được đại diện bởi việc thiếu khả năng lập kế hoạch trong công việc, khó thể hiện sự tự chủ, khó tập trung và chống lại các mối phân tâm, khó ngăn chặn các hành vi không phù hợp, hay mất ngủ, có nhận thức chậm đối với các sự việc…
Những dấu hiệu này dường như khiến người ta liên tưởng đến việc xao nhãng, thiếu năng lực trong công việc hơn là bệnh trầm cảm.
Tuy nhiên, thực sự họ đang bị bệnh, với hoạt động suy giảm giữa hai vùng nào chịu trách nhiệm cho các nhiệm vụ nói trên.
Cũng vì tác động theo kiểu đặc biệt đó, các thuốc trị trầm cảm thông dụng – thường nhắm vào serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh trí nhớ, giấc ngủ, tiêu hóa, tâm trạng… – sẽ không hiệu quả cho những bệnh nhân mắc dạng trầm cảm mới này.
Thay vào đó, họ cần sử dụng các phương pháp điều trị khác nhằm giảm bớt triệu chứng, khôi phục các kỹ năng xã hội và nghề nghiệp.
Kết quả đã được đưa ra sau cuộc nghiên cứu dựa trên hơn 1.000 trưởng thành được chẩn đoán mắc rối loạn trầm cảm nặng. Họ được điều trị bằng một số thuốc phổ biến trong vòng 8 tuần, ghi nhận các triệu chứng và dùng kỹ thuật fMRI để kiểm tra các vùng não.
27% bệnh nhân mắc dạng trầm cảm lạ đều thể hiện sự giảm hoạt động một số vùng não liên biệt, khiến họ thường bị ảnh hưởng tới các hoạt động liên quan đến nhận thức, khó kiểm soát một số suy nghĩ và hành động theo chuẩn mực.
Các nhà nghiên cứu hy vọng phát hiện này sẽ mở được cho việc phân loại và điều trị bệnh nhân trầm cảm chuẩn xác hơn, bởi đây luôn là căn bệnh đầy thách thức với y khoa.
Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/my-phat-hien-mot-loai-tram-cam-hoan-toan-moi-bieu-hien-rat-la-202306…