5 thói quen ăn uống đang rút ngắn tuổi thọ của bạn

Danh mục: Dinh dưỡng 20/12/2024 1 lượt xem

Thường xuyên bỏ ăn sáng, ăn tối quá thịnh soạn, thích đồ cay nóng… có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, tuổi thọ của bạn. 1. Bỏ bữa sáng trong thời gian dài Ảnh: Vnexpress Bữa sáng không chỉ là khởi đầu cho một ngày mới mà còn là tiền đề của cuộc sống khỏe…

Thường xuyên bỏ ăn sáng, ăn tối quá thịnh soạn, thích đồ cay nóng… có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, tuổi thọ của bạn.

1. Bỏ bữa sáng trong thời gian dài

Ảnh: Vnexpress

Ảnh: Vnexpress

Bữa sáng không chỉ là khởi đầu cho một ngày mới mà còn là tiền đề của cuộc sống khỏe mạnh. Tuy nhiên, trong nhịp sống hối hả hiện tại, nhiều người lại phớt lờ bữa sáng cùng các giá trị dinh dưỡng nó đem lại.

Bỏ lỡ thời điểm vàng để ăn sáng không chỉ ảnh hưởng đến mức năng lượng và lượng dinh dưỡng hấp thụ mà còn có thể tăng cảm giác thèm ăn trong bữa trưa và tối. Bỏ bữa sáng lâu hoặc ăn sáng không đều đặn sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể, dẫn đến rối loạn chuyển hóa, rối loạn nội tiết, khiến lượng đường trong máu giảm, gây chóng mặt, suy nhược. Thói quen này diễn ra trong thời gian dài còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch.

Mặt khác, viêm dạ dày mãn tính, thực chất là kết quả của tình trạng axit dạ dày tăng cao trong tình trạng nhịn ăn kéo dài. Và hậu quả có thể là loét dạ dày, gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

2. Ăn quá no vào bữa trưa

Ảnh: Xiaohongshu

Ảnh: Xiaohongshu

Thường xuyên ăn quá no vào bữa trưa không khác gì “một liều thuốc độc” với sức khỏe. Khi cơ thể con người tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, đặc biệt là đồ giàu chất béo và đường tinh luyện, hệ thống trao đổi chất sẽ bị áp lực. Quá trình chuyển hóa chất béo thành năng lượng diễn ra lâu dài và phức tạp, đường tinh luyện có thể nhanh chóng gia tăng insulin, kéo theo đó là lượng đường trong máu giảm mạnh. Sự dao động lượng đường trong máu như “tàu lượn siêu tốc” này là nguyên nhân làm đau đầu và mệt mỏi. Vì vậy, lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm không chứa đường như bánh mì nguyên hạt và trái cây tươi sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

3. Thường xuyên ăn đồ cay nóng

Ảnh: Pinterest

Ớt rất giàu vitamin C, chất xơ và có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ thị lực. Tuy nhiên, tiêu thụ quá mức gia vị này có thể làm bỏng thực quản, phá hủy vị giác, thậm chí ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Đối với những người có nguy cơ bị loét dạ dày, ăn ớt khiến tình trạng càng thêm tệ. Vì vậy, khi thưởng thức món ăn ngon thì điều độ và cân bằng chính là chìa khóa.

4. Ăn trưa thiếu chất

Đối với một số người, một bát mì ăn liền không topping là đủ cho bữa trưa. Mì cung cấp năng lượng nhanh chóng nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, chất béo, khoáng chất và vitamin. Thường xuyên ăn mì ăn liền không chỉ khiến bạn đói sớm, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc vào buổi chiều mà còn có thể gây ra thiếu hụt dinh dưỡng. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nếu chọn mì cho bữa trưa thì nên kết hợp với các loại rau củ và thực phẩm khác để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng.

5. Ăn tối quá muộn và quá thịnh soạn

Khi màn đêm buông xuống, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ nghỉ ngơi, lưu lượng máu chảy chậm để tích lũy năng lượng cho ngày hôm sau. Nhưng nếu ăn tối muộn, lipid máu không được tiêu hóa sẽ lặng lẽ lắng đọng trên thành mạch máu. Ngày qua ngày, chứng xơ cứng động mạch sẽ kéo đến, nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, ung thư cũng tăng lên. Mặt khác, tạp chí Nature Communications từng đăng tải về một nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên ăn tối sau 21h có khả năng bị đột quỵ hoặc đột quỵ nhẹ cao hơn 28% so với những người ăn trước 20h.

Nguồn: https://ngoisao.vnexpress.net/5-thoi-quen-an-uong-dang-rut-ngan-tuoi-tho-cu…